PHẦN 15 : GIỚI THIỆU VỀ JSP
I. Khái niệm về JSP :
- JSP là một công nghệ, nó cho phép chúng ta tạo ra các trang Web động, từ một trang JSP có thể sinh ra hàng ngàn các trang Web tĩnh khác dựa vào khả năng thông dịch mã Java kết hợp với mã trang HTML từ phía Server
II. Jsp Element :
- Thẻ Root
Thẻ này sẽ chứa các thuộc tính, thông tin của trang jsp.
- Comment
Cũng như trang html, trong jsp cũng cho phép chúng ta có thể comment. Để comment chúng ta dùng kí hiệu này: <! your comment -->
- Declaration.
Chúng ta có thể khai báo biến hoặc phương thức của java ngay trong trang jsp như một trang ngôn ngữ kịch bản. Nhưng nếu như khai báo quá nhiều trong trang thì sẽ bị nhầm lẫn giữa code jsp và code java. Cú pháp khai báo là <%! your code %>
- Expression
Một JSP Expression được sử dụng để chèn một giá trị vào trong trang jsv một cách trực tiếp.
Thẻ biểu thức JSP được sử dụng để đánh giá một biểu thức và định hướng các output đến một trình duyệt web phù hợp.
Cú pháp khai báo là: <%= your code %>
- Scriptlet Tag :
- Scriptlet Tag cho phép bạn viết mã java trong trang JSP. Cú pháp của Scriptlet Tag như sau : <% <i> mã java </ i>%>- Directive Elements:
+ Một JSP directive cung cấp thông tin đặc biệt cũng như các phương tiện của trang jsp.- Standard Tag(Action Elements)
+ JSP cung cấp Standard Tag(Action Element) để sử dụng trong các trang JSP của bạn. Các thẻ được sử dụng để loại bỏ hoặc loại bỏ mã scriptlet từ trang JSP của bạn bởi vì scriplet mã được về mặt kỹ thuật không được khuyến cáo hiện nay.+ Standard tags bắt đầu với tiền tố jsp <code>: </ code>. Có rất nhiều JSP Standard Action tag được sử dụng để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
III. Ưu và nhược điểm của JSP
+ Ưu điểm
- Cho phép chúng ta thiết kế giao diện web dễ dàng hơn.
- Jsp có thể cho phép chúng ta tạo nên những trang web động.
- Có thể viết một nơi và chạy bất cứ nơi nào.
+ Nhược điểm
- Nhìn chung thì việc thiết kế giao diện bằng JSP vẫn còn nhiều khó khăn.
- Tiêu tốn dung lượng lưu trữ phía server gấp đôi.
- Lần đầu tiên truy cập vào trang JSP sẽ mất nhiều thời gian chờ.
No comments:
Post a Comment